Một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ khi sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích đất. Tuy nhiên, việc sử dụng đất không đúng mục đích lại xảy ra khá thường xuyên, trong đó có đất trồng lúa. Vậy, sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị xử lý thế nào?
1. Thế nào là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
Theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất có đủ các điều kiện phù hợp để phục vụ cho việc trồng lúa. Đất trồng lúa gồm:
– Đất chuyên trồng lúa nước: Là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
– Đất trồng lúa khác: Gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương. Trong đó, đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Theo đó, đất trồng lúa được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước, lúa nương, lúa nước còn lại. Trường hợp người sử dụng đất trồng lúa để trồng cây lâu năm, trồng rừng hay nuôi trồng thủy sản, làm muối,… mà chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì được xác định là sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích.
Đất trồng lúa là đất có đủ các điều kiện phù hợp để phục vụ cho việc trồng lúa (Ảnh minh họa)
2. Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị phạt thế nào?
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ, người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo đó, Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như sau:
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép
Mức phạt
(triệu đồng)
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng
Dưới 0,5 héc ta
02 – 05
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
05 – 10
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
10 – 20
Từ 03 héc ta trở lên
20 – 50
Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
Dưới 0,1 héc ta
03 – 05
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
05 – 10
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
10 – 20
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
20 – 30
Từ 03 héc ta trở lên
30 – 70
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
Dưới 0,01 héc ta
03 – 05
Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta
05 – 10
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta
10 – 15
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta
15 – 30
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
30 – 50
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
50 – 80
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
80 – 120
Từ 03 héc ta trở lên
120 – 250
Lưu ý:
– Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, mức phạt đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi.
– Mức phạt trên áp dụng đối với khu vực nông thôn, tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
3. Đề xuất mức phạt sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích từ 01/01/2025
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất tăng mức xử phạt tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai lên mức 500 triệu đồng đối với cá nhân khi cố ý sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cụ thể, tại Điều 9 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đề xuất mức phạt sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích từ 01/01/2025 như sau:
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép
Mức phạt
(triệu đồng)
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng
Dưới 0,5 héc ta
03 – 05
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
05 – 10
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
10 – 20
Từ 03 héc ta trở lên
20 – 50
Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung và các loại đất nông nghiệp khác
Dưới 0,5 héc ta
03 – 05
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
05 – 10
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
10 – 20
Từ 03 héc ta trở lên
20 – 50
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) khu vực nông thôn
Dưới 0,05 héc ta
03 – 05
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta
05 – 20
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,3 héc ta
20 – 50
Từ 0,3 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
50 – 100
Từ 03 héc ta trở lên
100 – 200
Mức phạt ở khu vực thành thị: bằng 02 lần khu vực nông thôn.
Chuyển đất trồng lúa sang đất ở khu vực nông thôn
Dưới 0,01 héc ta
50 – 80
Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta
80 – 120
Từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta
120 – 160
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta
160 – 200
Từ 01 héc ta trở lên
200 – 250
Mức phạt ở khu vực thành thị: bằng 02 lần khu vực nông thôn.
4. Có bị thu hồi đất nếu sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích?
Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai gồm:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích có thể bị thu hồi khi:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.