Cải cách tiền lương từ 1/7/2024, nhóm đối tượng nào được hưởng chính sách lương hưu đặc biệt?

Khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024, lương hưu của những nhóm đối tượng này cũng sẽ có sự thay đổi để đảm bảo hài hòa, cân đối, để người nghỉ hưu không bị thiệt thòi.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Theo đó, có 3 nhóm đối tượng có thể được điều chỉnh lương hưu khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.

Nhóm 1: Những người nghỉ hưu thông thường. Việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% có với mức tăng lương sau khi cải cách nhằm đảm bảo hài hòa, cân đối, để người nghỉ hưu không bị thiệt thòi khi cải cách tiền lương.

Nhóm 2: Những người hưởng lương ngân sách mà nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.

Nhóm 3: Những người nghỉ hưu trước năm 1995. Đối với nhóm này, để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa, nhà nước sẽ có chính sách đặc biệt.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất những người hưởng lương ngân sách mà nghỉ hưu trước thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024 cần được áp dụng mức bù để giảm chênh lệch giữa nhóm nghỉ trước và sau thời điểm cải cách tiền lương.

Khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, chính sách tiền lương của một số nhóm đối tượng cũng có thể được thay đổi.Khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, chính sách tiền lương của một số nhóm đối tượng cũng có thể được thay đổi.

Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2020 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động được tính thêm 2%, cho đến khi đạt mức tối đa là 75%.

Mức lương hưu của người lao động căn cứ vào tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo quy định tại Điều 56 và 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Công thức tính lương hưu:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Nhóm người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu. Theo đó,

– Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Published
Categorized as Tin

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *