Từ tháng 6/2024: Mua xe máy cũ quá hạn sang tên xe, ph-ạt chủ cũ hay chủ mới? Nhiều người không biết nên mất tiền oan

Từ tháng 6/2024, quy định về việc mua bán và sang tên xe máy cũ có những thay đổi quan trọng. Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm là: khi mua xe máy cũ nhưng quá hạn sang tên, ai sẽ bị phạt – chủ cũ hay chủ mới?

Không sang tên xe bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sẽ bị xử phạt như sau:

Đối với xe máy: Cá nhân sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng; tổ chức sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.
Đối với xe ôtô: Cá nhân sẽ bị phạt từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng; tổ chức sẽ bị phạt từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng.

Quá hạn sang tên xe, chủ xe sẽ phải nộp phạt

Quá hạn sang tên xe, chủ xe sẽ phải nộp phạt

Quá hạn sang tên xe, phạt chủ cũ hay chủ mới của xe?

Theo Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, khi bán xe (chuyển quyền sở hữu xe), chủ xe cần giữ lại giấy đăng ký và biển số xe để nộp lại cho cơ quan đăng ký xe để thu hồi. Nếu không nộp lại biển số xe, chủ xe sẽ bị xử phạt tiền.

Nếu xe đã bán nhưng chưa được sang tên, chủ cũ vẫn sẽ đứng tên trên giấy đăng ký xe. Nếu việc sang tên xe được thực hiện trong vòng 30 ngày (theo quy định), cả người mua và người bán đều phải hoàn tất thủ tục thu hồi và đăng ký sang tên xe.

Tuy nhiên, nếu quá thời hạn 30 ngày mà vẫn chưa sang tên xe, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ cũ của xe sẽ bị xử phạt trước khi hồ sơ đăng ký sang tên xe được giải quyết.

Theo Điều 31 Thông tư 24/2023/TT-BCA, nếu xe đã qua nhiều đời chủ, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt hành chính vì không làm thủ tục thu hồi trước, sau đó mới làm thủ tục sang tên.

Vì vậy, đối tượng bị xử phạt hành chính khi sang tên xe không chính chủ trong trường hợp này là chủ cũ của xe, bị phạt vì lỗi “không chấp hành việc thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe”. Mức phạt đối với các lỗi không thu hồi biển số, giấy tờ xe và không sang tên xe khi bán xe căn cứ theo điểm e khoản 5 Điều 30 và điểm c khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nếu chủ cũ đã làm thủ tục thu hồi nhưng chủ mới không sang tên xe, chủ mới (người nhận chuyển quyền sở hữu xe) sẽ bị phạt vì lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe”.

Biển số định danh được giữ lại cho chủ xe bao nhiêu năm?

Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định trường hợp sang tên đổi chủ như sau:
Biển số xe được cấp theo định danh của chủ xe

Biển số xe được cấp theo định danh của chủ xe

Nguyên tắc đăng ký xe

6. Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập.

7. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì biển số định danh của chủ xe được cơ quan đăng ký xe thu hồi và cấp lại khi chủ xe đăng ký cho xe khác thuộc quyền sở hữu của mình. Số biển số định danh được giữ lại cho chủ xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày thu hồi; quá thời hạn nêu trên, nếu chủ xe chưa đăng ký thì số biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

8. Trường hợp chủ xe chuyển trụ sở, nơi cư trú từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì được giữ lại biển số định danh đó (không phải đổi biển số xe)….

Như vậy, biển số định danh được giữ lại cho chủ xe trong vòng 05 năm, kể từ ngày thu hồi. Quá thời hạn nêu trên, nếu chủ xe chưa đăng ký thì số biển số định danh đó được chuyển vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định.

Published
Categorized as Tin

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *