Theo quy định những trường hợp dưới đây cần phải đi đổi CCCD nếu như không muốn bị xử phạt theo quy định.
4 trường hợp công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi
Trước đây, Luật Căn cước công dân 2014 số 59/2014/QH13 chỉ quy định công dân ở các độ tuổi: 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi mới cần phải đi làm Căn cước công dân (CCCD).
Tuy nhiên, bắt đầu từ 1.7.2024, công dân khi đủ 14 tuổi đã được cấp thẻ Căn cước trước đó cũng bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước. Riêng với người dưới 14 tuổi thì không bắt buộc làm mà chỉ cấp thẻ Căn cước khi có nhu cầu.
– Những trường hợp có sự thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh
– Những trường hợp công dân có những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh là những thông tin quan trọng của một công dân.
– Những trường hợp công dân có sự thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật
– Những trường hợp mà công dân khi chuyển đổi giới tính cũng sẽ cần phải đi đổi lại thẻ Căn cước từ 1.7.2024.
– Những trường hợp đang sử dụng chứng minh nhân dân thì cũng cần đổi sang CCCD
– Những trường hợp mà bản thân công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng muốn đổi sang thẻ căn cước.
Người dân không đổi sang thẻ Căn cước bị phạt ra sao?
Không đi đổi sang thẻ Căn cước trong trường hợp phải đổi lại, cấp lại tức là không thực hiện đúng quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, hành vi này sẽ bị phạt bằng một trong các mức sau đây:
Phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng.
Do đó, để không bị phạt thì khi thuộc trường hợp phải đổi thì công dân cần đi thực hiện ngay thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước.