Hiện nay, điều kiện hưởng lương hưu đối với công chức, viên chức được quy định cụ thể như thế nào?
Hiện nay, khi đời sống của con người cải thiện cùng với y tế phát triển nên tuổi thọ của con người tăng lên. Chính vì vậy, các chính sách của người lao động cũng được điều chỉnh tương thích. Hiện nay, điều kiện hưởng lương hưu đối với công chức, viên chức được quy định cụ thể như thế nào?
Điều kiện hưởng lương hưu của công chức, viên chức hiện nay
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 60 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được nghỉ hưu tuân theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Trong khi đó, Khoản 1 Điều 46 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được hưởng chế độ hưu trí tuân theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội. Theo đó, đối chiếu với các điều luạt Bảo hiểm xã hội quy định, công chức, viên chức tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được hưởng lương hưu năm 2024 nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
– Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, cụ thể, đối với lao động nam từ đủ 61 tuổi còn lao động nữ từ đủ 56 tuổi 4 tháng.
Trong trường hợp đặc biệt nếu là công chức cấp xã thì cần 2 điều kiện (Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019):
– Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
– Tuổi đời từ đủ 56 tuổi 4 tháng.
Cách tính lương hưu của công chức, viên chức
Mức lương hưu hàng tháng của công chức, viên chức đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng BHXH đủ 20 năm với lao động nam và 15 năm với lao động nữ.
Căn cứ Điều 62 Luật BHXH năm 2014, cách xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu của cán bộ công chức, viên chức như sau:
– Tham gia BHXH trước thời điểm ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ thời điểm ngày 1/1/1995 đến 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ thời điểm ngày 1/1/2001 đến 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ thời điểm ngày 1/1/2007 đến 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH từ ngày thời điểm 1/1/2016 đến 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH từ thời điểm ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Tham gia BHXH từ thời điểm ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
Như vậy, cách tính bình quân tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức có sự khác biệt lớn với những người lao động theo chế độ hợp đồng tại các doanh nghiệp. Chỉ riêng những người được tuyển dụng từ thời điểm ngày 1/1/2025 trở đi thì cách tính lương của những người làm trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp mới có cách tính lương hưu giống nhau.