Người xưa có câu: ‘Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ’. Ý muốn nói trẻ em luôn nói đúng sự thật với những gì chúng nghe được, nhìn được, không biết thêm mắm dặm muối.
Vậy nhưng, cũng chính vì sự ‘thật thà’ này mà nhiều em hóc sinh tiểu học khi làm văn tả bố, mẹ đã bê nguyên mẫu từ đời thực vào khiến bài văn trở thành một áng văn chương để đời, cô giáo cũng phải bật cười khi đọc mà không biết nên cho mấy điểm mới đúng.
Bài văn “tả về bố” của em học sinh tiểu học dưới đây là một trong số đó. Với đề bài là ‘tả về người bố của em’, trong phần bài làm của mình, em học sinh này trình bày như sau:
“Bố em đi làm và ở nhà là 2 phong cách khác biệt nhau. Đi làm bố vuốt keo, chải tóc, sơ mi đóng thùng như thanh niên trai tráng chưa lấy vợ.
Ấy vậy mà về nhà bố ở bẩn như lợn. Về đến nhà là áo quần, giày dép vứt mỗi cái một nơi.
Giá như bố mà gọn gàng, sạch sẽ hơn một chút thì em sẽ yêu bố hơn“.
Sau khi bài văn này được đăng tải trên các trang mạng xã hội, rất nhiều người đã tỏ ra thích thú, vui vẻ, đặc biệt là những người vợ, người mẹ trong gia đình thì càng ‘tâm đắc’ vì như được con nói hộ nỗi lòng.
Qua những dòng văn này có thể thấy, em học sinh đã quan sát bố rất nhiều lần mới ghi nhớ từng thói quen của bố như thế. Đáng nói, bên cạnh thói quen chỉn chu khi ra ngoài thì ông bố lại tạo ấn tượng xấu cho con với những thói quen ở nhà như: Áo quần, giày dép vứt mỗi cái một nơi. Chính sự không gọn gàng gàng, sạch sẽ nên tình yêu của em dành cho bố cũng vơi đi một chút.
Có lẽ, bài văn này không chỉ khiến ông bố phải giật mình nhìn nhận lại thói quen sinh hoạt của mình để sửa chữa mà còn như nói hộ lòng người mẹ. Có lẽ, người mẹ cũng đã mệt mỏi và chán chường với những hành động không đẹp của chồng mình ở nhà. Hy vọng rằng, qua bài văn này của con, ông bố sẽ thay đổi để làm vợ vui lòng và làm tấm gương cho con học tập theo.
Trên thực tế, trẻ con ở bậc tiểu học là lứa tuổi hiếu động, thích khám phá và bắt chước. Chính vì vậy, nếp sống, thói quen, hành động và lời nói hằng ngày của người lớn trong gia đình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các em. Nếu bố mẹ tạo ra những thói quen sinh hoạt và cư xử tốt, con cũng sẽ bắt chước theo; Ngược lại, nếu bố mẹ quá xuề xòa trong mọi việc thì lâu dần cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến con trẻ.
Mời bà con đọc thêm thông tin: Vì sao nên cho trẻ tự viết văn thay vì chép văn mẫu
Cho trẻ tiểu học tự viết văn thay vì chép văn mẫu là điều rất quan trọng trong quá trình phát triển tư duy, sáng tạo và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây là những lý do cụ thể giải thích tại sao nên khuyến khích trẻ tự viết văn mà không nên dựa vào các bài văn mẫu:
Khi trẻ tự viết văn, trẻ sẽ phải suy nghĩ về nội dung, cách diễn đạt và cách trình bày ý tưởng của mình. Điều này kích thích não bộ hoạt động sáng tạo và linh hoạt hơn. Việc sáng tạo ra những câu văn, câu chuyện theo cách riêng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và tư duy độc lập.
Ngược lại, việc chép văn mẫu hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ. Trẻ chỉ sao chép và lặp lại những gì đã có sẵn, không tạo ra sự đổi mới trong tư duy. Điều này khiến trẻ trở nên phụ thuộc vào các mẫu có sẵn và khó có thể phát triển được tư duy sáng tạo của mình.
Tự viết văn giúp trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ và cách diễn đạt một cách tự nhiên. Trẻ phải tự chọn từ ngữ, sắp xếp câu văn sao cho hợp lý và rõ ràng, từ đó giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ và kỹ năng viết. Qua quá trình này, vốn từ vựng của trẻ sẽ được mở rộng và khả năng diễn đạt ý tưởng cũng sẽ trở nên tốt hơn.
Trong khi đó, việc chép văn mẫu không giúp trẻ hiểu được cách sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Trẻ chỉ sao chép lại từ ngữ mà không thực sự hiểu ý nghĩa của chúng, dẫn đến việc khó diễn đạt được ý tưởng của mình khi viết bài tự do.
Việc viết văn tự do giúp trẻ học cách xử lý và giải quyết các vấn đề thông qua việc suy nghĩ, lập luận và tìm cách diễn đạt ý tưởng. Trong quá trình viết, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, chẳng hạn như việc làm sao để trình bày ý tưởng rõ ràng, làm sao để sắp xếp các sự kiện hợp lý. Những thách thức này giúp trẻ rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả.
Khi trẻ tự viết văn và hoàn thành một bài viết, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về công sức mình bỏ ra. Điều này giúp trẻ xây dựng sự tự tin vào khả năng viết và tư duy của mình. Sự tự tin này không chỉ giúp trẻ trong việc học văn mà còn hỗ trợ trong các môn học khác và trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu trẻ chỉ chép văn mẫu, trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin vào khả năng sáng tạo của mình. Trẻ có thể cảm thấy rằng mình không thể tự viết ra một bài văn tốt, và từ đó trở nên phụ thuộc vào các mẫu có sẵn.