Kinh nghiệm lái xe cho tài mới: 28 khẩu quyết cần nằm lòng

Được truyền lại dưới dạng khẩu quyết dí dỏm, nằm lòng những kinh nghiệm lái xe cho tài mới này sẽ giúp việc lái xe đơn giản và an toàn hơn.

Kinh nghiệm lái xe cho tài mới

Không ga thì phanh

“Không ga thì phanh” là kinh nghiệm mới lái xe tuyệt đối phải ghi nhớ. Theo khẩu quyết này, người lái sẽ hạn chế được lỗi đạp nhầm chân ga, lỗi đạp phanh và ga cùng lúc. Cụ thể, khi lái xe chỉ điều khiển bàn đạp phanh và ga bằng chân phải. Nếu chạy xe hộp số sàn thì chân trái điều khiển côn. Còn nếu chạy xe hộp số tự động thì chân trái đặt ở vị trí để chân, không cần dùng đến.

“Không ga thì phanh” là kinh nghiệm mới lái xe tuyệt đối phải ghi nhớ
“Không ga thì phanh” là kinh nghiệm mới lái xe tuyệt đối phải ghi nhớ

 

Cách để chân khi lái ô tô là gót chân phải nên đặt thẳng hàng hoặc chữ V hơi lệch về bàn đạp phanh. Sử dụng nửa bàn chân trên của chân phải để điều khiển phanh và ga. Khi tạm dừng xe thì để chân chờ hờ ở bàn đạp phanh. Việc chỉ điều khiển bằng chân phải sẽ giúp người lái tuân thủ nguyên tắc khi đạp ga sẽ bỏ phanh, khi đạp phanh sẽ bỏ ga.

Ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi

“Ba giây anh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi” là một kinh nghiệm lái xe tài mới nên áp dụng khi đến các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu. Nếu thấy đèn xanh nhưng chỉ còn tầm 3 – 4 giây thì nên giảm tốc độ từ từ, rồi cho xe dừng lại. Không nên cố tình tăng ga để phóng nhanh cho kịp vì rất nguy hiểm. Ngược lại khi đang dừng đèn đỏ, dù sau đó đèn đã bắt đầu chuyển xanh cũng hãy tăng tốc từ từ, không đạp ga phóng nhanh.

Tiến bám lưng, lùi bám bụng

“Tiến bám lưng, lùi bám bụng” là một kinh nghiệm lái xe cho tài mới khi quay xe hay lùi xe ở không gian hẹp. Lưng ở đây là thân xe ngược với hướng cần cua (bên ngoài). Bụng là phần ngược lại (bên trong).

“Tiến bám lưng, lùi bám bụng” là một kinh nghiệm khi quay xe hay lùi xe ở không gian hẹp
“Tiến bám lưng, lùi bám bụng” là một kinh nghiệm khi quay xe hay lùi xe ở không gian hẹp

Khi cho xe tiến vào ngõ nhỏ, cần bám vào phần đường bên ngoài – ngược với hướng cần cua (bám lưng). Như vậy lúc đuôi xe chạy vào sẽ không bị va chạm. Còn khi lùi xe ra ngoài thì cần bám vào phần đường bên trong – cùng với hướng cua (bám bụng). Như vậy lúc phần đầu xe chạy ra sẽ không bị va chạm.

Đầu xuôi đuôi lọt

Một kinh nghiệm cho người mới lái xe ô tô khi lái xe vào ngõ hẹp khác đó là “đầu xuôi đuôi lọt”. Nếu xe lách qua được phần đầu, nhất là chỗ 2 gương chiếu hậu thì có thể yên tâm phần đuôi sẽ qua dễ dàng. Tuy nhiên kinh nghiệm này chỉ áp dụng cho xe ô tô con, không áp dụng với các loại xe lớn như xe tải, đầu kéo vì phần thùng hàng phía sau thường to hơn đầu xe.

Quan sát xa, xử lý sớm

“Quan sát xa, xử lý sớm” mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất nói về mức độ quan trọng của tầm nhìn. Khi lái xe cần chú ý quan sát, nhận biết vật cản hay tình huống càng xa thì càng có nhiều thời gian để xử lý.

Thứ hai nói về sự chủ động xử lý tình huống từ sớm. Ví dụ như thấy đèn đỏ từ xa, thay vì đợi gần đến nơi mới phanh gấp thì hãy giảm tốc độ, rà phanh từ trước. Thứ ba nói về khoảng cách an toàn. Khi lái xe không nên bám đuôi sát mà cần giữ khoảng cách an toàn. Để nếu xảy ra tình huống bất ngờ thì còn kịp thời xử lý.

Lên dốc số nào, xuống dốc số đó

Đây là một bí quyết lái xe ô tô cho người mới học khi cần leo dốc cao, chạy đường đèo… Khi leo dốc để có được lực kéo khoẻ phải cho xe chuyển về các số nhỏ như 3, 2 hoặc 1 tuỳ theo độ dốc của con đường. Tương tự khi thả dốc cũng cần chuyển xe về các số nhỏ để hãm xe bằng phanh động cơ, tránh sử dụng chân phanh nhiều.

Lên dốc số nào, xuống dốc số đó là một bí quyết lái xe ô tô cho người mới học khi cần leo dốc cao
Lên dốc số nào, xuống dốc số đó là một bí quyết lái xe ô tô cho người mới học khi cần leo dốc cao

 

Thật ra không nhất thiết phải cứ “lên dốc số nào thì xuống dốc số đó”. Tuỳ theo tình hình thực tế mà có xuống dốc cao hơn 1 số. Nguyên tắc này chủ yếu để nhắc nhở tài mới khi xuống dốc phải chuyển về số nhỏ và tuyệt đối không về N để thả dốc bởi rất nguy hiểm.

Tài già, dép rọ, kính cong – Đến quãng đường vòng còn phải ngớt ga

“Tài già, dép rọ, kính cong – Đến quãng đường vòng còn phải ngớt ga” ý rằng đến bác tài già nhiều kinh nghiệm khi vào cua, đường vòng cũng phải giảm ga. Do đó ý nhắc nhở khi vào cua phải giảm tốc độ, tránh vào cua quá nhanh dễ gây thiếu lái, khiến xe bị kiểm soát dẫn đến xe mất lái.

Đổ kéo, méo gò

Đây là kinh nghiệm cho người mới lái ô tô khi đỗ xe. Cụ thể khi đỗ xe cần kéo phanh tay. Nếu lốp xe bị méo thì xoay vô lăng chỉnh lại cho ngay ngắn.

Đi trời mưa to bật đèn Hazard

Đèn Hazard là đèn cảnh báo nguy hiểm. Nếu lái xe trời mưa quá to, tầm nhìn hạn chế buộc phải đi chậm thì nên bật đèn Hazard để cảnh báo cho xe phía sau. Điều này vừa giúp bảo vệ mình và bảo vệ cả người khác.

Nếu lái xe trời mưa quá to nên bật đèn Hazard
Nếu lái xe trời mưa quá to nên bật đèn Hazard

Xăng – dầu – điện – nước

Xăng, dầu, điện và nước là 4 yếu tố quan trọng nhất cần kiểm tra trước khi đi xa cũng như bảo dưỡng định kỳ. Đầu tiên là nhiên liệu. Thứ hai là dầu, gồm có dầu nhớt động cơdầu hộp sốdầu phanh… Điện là bình ắc quy. Nước là nước làm mát động cơ.

Làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại

“Làm tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại” là một kinh nghiệm quan sát khi lái xe cho người mới. Nếu phía trước là xe của một bác tài già, chạy xe cẩn thận, xử lý gọn gàng, tăng giảm ga nhịp nhàng thì lái xe theo sau sẽ rất khoẻ, thậm chí còn học hỏi được nhiều điều. Còn nếu phía trước là xe của một người chưa có kinh nghiệm hay thiếu ý thức thường phanh đột ngột, phóng nhanh, vượt ẩu… thì không nên theo sau bởi rất nguy hiểm.

Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con

“Chồng tổ lái, vợ gà mái nuôi con” nhắc nhở người lái xe luôn luôn chú ý đến tốc độ, quan sát cẩn thận trong mọi tình huống, tránh vội vàng phóng nhanh vượt ẩu sẽ dễ gây tai nạn đáng tiếc.

Đã uống thì không lái, đã lái thì không uống

Để đảm bảo an toàn, đã uống rượu bia thì nhất định không lái xe, đã lái xe thì không uống rượu bia. Hiện nay, theo Luật Giao thông mới nhất, mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với người điều khiển ô tô có thể lên đến 40 triệu đồng, đi kèm hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 – 24 tháng.

Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với người điều khiển ô tô có thể lên đến 40 triệu đồng
Mức xử phạt lỗi nồng độ cồn với người điều khiển ô tô có thể lên đến 40 triệu đồng

Nhanh một giây chậm cả đời

“Nhanh một giây chậm cả đời” cũng là khẩu quyết lái xe mà người mới nhất định phải nắm nằm lòng. Khi lái xe cần chú ý tuân thủ tốc độ quy định, không nên vì đường vắng mà đạp ga quá đà, không nên vì nhanh vài giây mà vượt ẩu. Bởi bất cứ khi nào cũng có thể xảy ra tình huống bất ngờ.

Cố quá thành quá cố

“Cố quá thành quá cố” là một kinh nghiệm cho người mới lái ô tô nên nằm lòng. Đừng cố nhanh, cố tranh giành đường, cố vượt… để tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm.

Lùi một bước biển rộng trời cao

“Lùi một bước biển rộng trời cao” là một lưu ý dành cho người mới lái xe và cũng là lời nhắc nhở với cả những người lái xe lâu năm. Khi tham gia giao thông nên có ý thức, trong nhiều trường hợp nếu có thể nhường đường nên chủ động nhường. Việc đối đầu chỉ gây mất thời gian, thậm chí còn dễ đẩy bản thân và người khác vào tình huống rắc rối, nguy hiểm. Nhường đường là vừa hỗ trợ người khác, vừa bảo vệ cho chính mình.

“Lùi một bước biển rộng trời cao” là một lưu ý dành cho người mới lái xe ô tô
“Lùi một bước biển rộng trời cao” là một lưu ý dành cho người mới lái xe ô tô

Tránh voi chẳng xấu mặt nào

Ông bà ta có câu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” ý nói nếu gặp kẻ mạnh thì việc tránh đi sẽ giúp giảm thiệt hại, không có gì đáng xấu hổ. Câu tục ngữ này không chỉ đúng ở đời sống mà còn đúng khi lái xe. Nếu gặp các xe lớn như xe buýt, xe tải, đầu kéo, container… thì tốt nhất nên tránh xa. Hạn chế lái xe cạnh xe lớn, chạy song song hay bám đuôi…

Ra đường sợ nhất công nông

“Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Đây là câu nói vui bàn về mức độ thiếu an toàn của những phương tiện này. Do đó nếu ra đường thấy xe công nông tốt nhất nên tránh.

Chó tránh đuôi, bò tránh bụng

“Chó tránh đuôi, bò tránh bụng” là một kinh nghiệm cho lái mới nếu bất ngờ gặp động vật băng ngang đường. Theo đó khi chó băng ngang đường gặp xe thường sẽ quay đầu bỏ chạy. Do đó người lái nên đánh lái tránh theo hướng đầu của nó. Như vậy chó có quay đầu bỏ chạy cũng không bị đâm. Còn khi bò băng ngang đường gặp xe sẽ thường chạy tới. Do đó người lái nên đánh lái tránh theo hướng đuôi của nó. Như vậy bò có chạy tiến tới cũng không bị đâm.

“Chó tránh đuôi, bò tránh bụng” là một kinh nghiệm cho lái mới nếu bất ngờ gặp động vật băng ngang đường
“Chó tránh đuôi, bò tránh bụng” là một kinh nghiệm cho lái mới nếu bất ngờ gặp động vật băng ngang đường

Nhất chạng vạng, nhì rạng đông

Trời chạng vạng và rạng đông là hai thời điểm nguy hiểm nhất khi lái xe. Trời chạng vạng là lúc về chiều, mặt trời vừa lặng. Lúc này ánh sáng bắt đầu yếu dần nhưng đèn đường và đèn xe có thể chưa bật, nên khả năng quan sát khá hạn chế. Ngoài ra tâm sinh lý con người lúc về chiều cũng thường mệt mỏi bởi vừa kết thúc một ngày học tập, làm việc.

Còn rạng đông là lúc trời vừa hừng sáng. Khi này có nhiều xe chở hàng hoá ra vào. Đây cũng là lúc các bác tài lái xe ban đêm thường dễ bị mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó kinh nghiệm mới lái xe là phải chú ý quan sát và lái xe cẩn thận ở hai thời điểm này.

Mưa tránh trắng, nắng tránh đen

“Mưa tránh trắng, nắng tránh đen” là một kinh nghiệm cho lái mới trong việc quan sát đường đi. Khi trời mưa thì nên tránh chỗ nào trắng trắng bởi thường là vũng nước đọng, vùng ngập. Còn trời nắng thì tránh chỗ nào đen đen bởi thường là bãi phân bò trên đường.

Đổ xăng tránh nắng

Đây là điều mới lái xe cần biết khi đưa xe đi đổ xăng. Do trời nắng nhiệt độ cao nên xăng bị giãn nở, lượng xăng đổ vào bình sẽ ít hơn. Còn khi tối hay sáng sớm, trời mát, xăng bị co lại, lượng xăng đổ vào bình sẽ nhiều hơn. Tuy mức chênh lệch này không lớn nhưng cũng là một cách tiết kiệm xăng.

Đổ xăng tránh nắng là điều mới lái xe cần biết khi đưa xe đi đổ xăng
Đổ xăng tránh nắng là điều mới lái xe cần biết khi đưa xe đi đổ xăng

Ăn đi trước, lội nước theo sau

“Ăn đi trước, lội nước theo sau” câu này có ý rằng nếu đến quán ăn thì đi trước sẽ có chỗ tốt. Còn nếu chạy qua đường ngập thì chạy phía sau sẽ lợi hơn. Vì có thể theo dõi tình hình của xe phía trước để từ đó đưa ra bước xử lý phù hợp.

Đánh răng, rửa mặt, thêm nước, kiểm dầu, vòng quanh đá vỏ

“Đánh răng, rửa mặt, thêm nước, kiểm dầu, vòng quanh đá vỏ” đây là các bước chuẩn bị trước chuyến đi của những bác tài già.

Kinh nghiệm cho người mới lái xe số sàn

Ngoài những kinh nghiệm trên, còn có một số kinh nghiệm lái xe ô tô cho người mới học khi chạy xe ô tô số sàn:

Côn ra ga vào

Đây là nguyên tắc “bất di bất dịch” khi lái xe số sàn. “Côn ga ra vào” tức là khi nhả chân côn thì phải từ từ đệm chân ga. Khi cần chuyển số, người lái giảm ga, rồi đạp côn hết cỡ, tiếp theo chuyển số. Sau đó từ từ nhả chân côn kết hợp đệm chân ga. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa chân côn và chân ga sẽ giúp tài mới có thể lái xe số sàn êm ái, chạy khoẻ, không bị ì.

Áp dụng côn ra ga vào nhuần nhuyễn sẽ giúp lái xe số sàn êm ái, chạy khoẻ, không bị ì
Áp dụng côn ra ga vào nhuần nhuyễn sẽ giúp lái xe số sàn êm ái, chạy khoẻ, không bị ì

Lên số lấy đà, về số vù ga

“Lên số lấy đà, về số vù ga” là một khẩu quyết lái xe số sàn nhất định phải biết. Bởi khi lên số mà xe chưa đạt được tốc độ phù hợp thì xe sẽ bị ì, gọi là chạy “ép số”, rất hại máy. Điều này dễ khiến xe tăng tốc yếu, thậm chí xe bị chết máy giữa đường. Do đó trước khi muốn tăng số cao hơn cần tạo đà sao cho tốc độ xe tương thích với số định chuyển.

Khi muốn về số, người lái buộc phải nhả chân ga, như vậy sẽ khiến tốc độ xe bị giảm xuống. Vì thế cần “bù ga” trước bằng cách đạp ga thật nhanh (vù ga) để tốc độ vòng tua máy đồng tốc với tốc độ xe đang chạy. Khi này vào số thấp sẽ êm hơn.

Phanh trước côn sau

Có khá nhiều tranh cãi về việc nên phanh trước hay côn trước khi lái xe số sàn. Theo các chuyên gia, lái xe ô tô số sàn nên ưu tiên phanh trước. Khi đạp côn là cắt ly hợp, lúc này xe sẽ chạy theo quán tính. Vì thế nếu cắt côn trước thì xe không được hãm bởi động cơ, khiến quãng đường và thời gian phanh dài hơn. Trong nhiều trường hợp sẽ gây nguy hiểm. Do đó nếu chạy tốc độ trung bình đến cao thì cần phanh trước côn sau.

Côn trước phanh sau khi đi chậm

Tuy nhiên nếu di chuyển tốc độ thấp, chạy xe chậm như lái xe trong thành phố, đường bị ùn tắc… thì người lái nên về số thấp và côn trước phanh. Điều này giúp xe tránh chết máy khi chạy tốc độ thấp. Đây là một kinh nghiệm cho người mới lái xe oto số sàn khi chạy trong phố cần lưu ý.

Published
Categorized as Tin

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *