Tại sao lại nói “ngu như lợn”, sự thật về trí thông minh của lợn khiến nhiều người giật mình

Dân gian thường ví người ngu với con lợn mà không biết rằng điều đó không đúng với khoa học.

Khi nói một ai đó ngu, người Việt thường có câu ví “ngu như lợn”, “ngu như heo”. Không ai biết câu nói đó xuất phát từ đâu từ bao giờ, nhưng có lẽ nhiều người tin rằng lợn ngu. Đó là bởi vì lợn ù ì, chỉ ăn và ngủ, suốt ngày quanh quẩn trong chuồng mà không có những hoạt động gì linh hoạt như nhiều con vật khác, kiểu như mèo thì rình chuột, chó đuổi trộm…

Thực sự trí thông minh của lợn đến đâu?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng nhận thức của các loài vật và cho ra kết luận đáng kinh ngạc. Lợn thông minh hơn cả chó.

Trường đại học Emory đã nghiên cứu đối với heo và nhiều loại động vật khác. Nhìn chung, heo sở hữu một trí nhớ dài hạn tuyệt vời, có khả năng hóa giải những thách đố khó nhằn như tìm đường thoát ra mê cung và nhiều vấn đề khác liên quan đến định vị đồ vật.

Khi nói một ai đó ngu, người Việt thường có câu ví “ngu như lợn”, “ngu như heo”. Không ai biết câu nói đó xuất phát từ đâu từ bao giờ, nhưng có lẽ nhiều người tin rằng lợn ngu. Đó là bởi vì lợn ù ì, chỉ ăn và ngủ, suốt ngày quanh quẩn trong chuồng mà không có những hoạt động gì linh hoạt như nhiều con vật khác, kiểu như mèo thì rình chuột, chó đuổi trộm…

Thực sự trí thông minh của lợn đến đâu?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về khả năng nhận thức của các loài vật và cho ra kết luận đáng kinh ngạc. Lợn thông minh hơn cả chó.

Trường đại học Emory đã nghiên cứu đối với heo và nhiều loại động vật khác. Nhìn chung, heo sở hữu một trí nhớ dài hạn tuyệt vời, có khả năng hóa giải những thách đố khó nhằn như tìm đường thoát ra mê cung và nhiều vấn đề khác liên quan đến định vị đồ vật

.

Hóa ra lợn thông minh hơn chúng ta tưởng

Heo cũng là động vật có thể lĩnh hội được một số ngôn ngữ, huấn luyện thì chúng có thể phản ứng khi gọi tên.

Lợn còn có khả năng sử dụng những chiếc gương để tìm thức ăn. Lợn cũng không bẩn như chugns ta vẫn nghĩ. Lợn trong tự nhiên thường xuyên đi vệ sinh cách xa khu vực sống và kiếm ăn. Bởi vì lợn không có tuyến mồ hôi để làm mát nên chúng mới tìm cách ở trong bùn để giữ cho thân nhiệt được mát chứ không phải do chúng ở bẩn như con người thường nghĩ.

Chúng ta thường cho rằng lợn ăn tạp, dễ ăn nhưng đó là hiểu lầm. Lợn tự nhiên sẽ dành thời gian kiếm ăn và kén ăn, Lợn thường ăn chậm, nhấm nháp và thưởng thức thức ăn của chúng.

Loài lợn cũng thường nói chuyện với nhau. “Vốn từ vựng” của lợn là hơn 20 tiếng lách cách, tiếng càu nhàu, tiếng khịt mũi, tiếng gầm gừ và tiếng rít và mỗi âm thanh này lại truyền đạt ý nghĩa khác nhau. Lợn mẹ sẽ phát ra một âm thanh đặc biệt để lợn con biết đó là thời gian để bú và lợn mẹ giữ liên lạc chặt chẽ với heo con thông qua tiếng càu nhàu và tiếng kêu. Lợn con mới sinh cũng học cách nhận biết giọng nói của mẹ. Lợn mẹ còn “hát” cho lợn con nghe khi chúng đang bú.

Lợn còn là động vật có cảm xúc nữa. Lợn có thể vui tươi hoặc có biểu hiện tính cách khác biệt giữa các con lợn khác nhau. Trên thực tế, lợn là loài động vật rất nhạy cảm và có thể nhanh chóng cảm thấy buồn chán, lo lắng và chán nản khi bị giam cầm trong không gian chật chội và bị ngược đãi.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi lợn được huấn luyện thì những con lợn 2 đến 3 tuần tuổi có thể học tên của chúng và phản ứng khi được gọi tên và có thể học các kĩ năng khác nhanh hơn loài chó.

Chính vì thế câu nói ngu như lợn có thể chỉ là một cách phiến diện đánh giá về loài vật này.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *