Các cụ dặn: ‘Cúng Rằm tháng 7 cần 3 lễ đều cầu may mắn, bình an’, đó là 3 lễ gì?

Dân gian có câu: “Cả năm được Rằm tháng 7, cả thảy được Rằm tháng Giêng”. Bên cạnh Rằm tháng Giêng thì Rằm tháng 7 âm lịch cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ý nghĩa của Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 còn được gọi là Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là thời điểm Diêm Vương mở cửa địa ngục. Ma quỷ sẽ nhân thời gian này để trở về dương thế. Cũng chính vì vậy, dân gian còn gọi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn.

Trong tháng 7 âm lịch, ngày Rằm được coi là ngày vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, đối với người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn có ngày lễ Vu Lan, thời điểm con cái báo hiếu với cha mẹ.

Thông thường, trong dịp Rằm tháng 7 âm lịch, các gia đình thường làm mâm cơm cúng để dâng lên tổ tiên. Đây cũng là dịp gia đình sum vầy.

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Trong dịp Rằm tháng 7, gia chủ có thể làm lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn.

– Mâm cúng Rằm tháng 7 để cúng Phật

ram-thang-7-01

Trong quan niệm của Phật giáo ở Việt Nam, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan, là dịp để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà cha mẹ. Vào dịp này, những gia đình theo đạo Phật sẽ làm lễ cúng dâng Phật.

Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân.

Mâm cũng Rằm tháng 7 dâng Phật sẽ là mâm cơm chay hoặc là mâm ngũ quả. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, chuẩn bị theo điều kiện gia đình là được. Lễ cúng Phật nên thực hiện vào ban ngày.

Nếu chuẩn bị mâm cơm cúng, gia chủ có thể làm các món như giò/chả chay, nem chay, canh nấm, canh rau củ, đậu…

Hoa tươi dùng để cúng thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Gia chủ nên tránh sử dụng các loại hoa tạp, hoa dại.

– Mâm cúng Rằm tháng 7 dành cho gia tiên

ram-thang-7-03

Với mâm cúng Rằm tháng 7 dành cho gia tiên, gia chủ có thể chuẩn bị cỗ mặn. Thông thường, cỗ sẽ được xếp theo nguyên tắc trên chay dưới mặn, tức là trên đặt mâm hoa quả, dưới sẽ đặt mâm cỗ mặn. Các món ăn trong mâm cỗ sẽ tùy điều kiện gia đình, miễn sao thể hiện sự chỉnh chu, thành kính của con cháu là được.

Cỗ mặm thường có các món như xôi, gà luộc, cơm, canh, món xào, món nộm… Ngoài ra, mâm cúng còn có trái cây, hoa tươi, nước, rượu, nến, hương, vàng mã…

– Mâm cúng cô hồn

Empty

Mâm cúng cô hồn tháng 7 còn được gọi là cúng chúng sinh. Lễ vật dâng cúng gồm có gạo, muối, cháo trắng nấu loãng, trái cây, đường thể, quần áo chúng sinh, bánh kẹo, bỏng ngô, nước, hương, nến, tiền vàng…

Đối với lễ cúng chúng sinh, người ta thường không dùng lễ mặn vì theo quan niệm dân gian, dùng các món mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Trong số các món nêu trên, cháo trắng là món không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Theo quan niệm dân gian, đây là món dành cho các linh hồn bị đọa đầy phải mang thực quản nhỏ, không thể nuốt được các món ăn thông thường.

Lễ cúng cô hồn sẽ được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của căn nhà. Gia chủ có thể đọc bài khấn hoặc khấn nôm đều được.

Sau khi lễ cúng kết thúc, hương tàn, gia chủ sẽ lấy gạo, muối rải ra sân, đường và hóa vàng. Việc cúng vàng mã trong những năm trở lại đây cũng được khuyến cáo nên hạn chế để tránh lãng phí.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *