Trường hợp, ngay sau khi có nồng độ cồn chỉ dắt xe sẽ không bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.
Câu hỏi: Dắt xe có vi phạm nồng độ cồn
Trả lời: Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Đồng thời, Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021) cũng quy định các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Căn cứ các quy định trên, người dắt bộ xe máy đi về không thuộc trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông, nên không bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn. Như vậy trong tình huống trên, ngay từ đầu sau khi uống rượu bạn đã không điều khiển xe, nên sẽ không bị xử phạt vi phạm về nồng độ cồn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu sau khi uống rượu, bia vẫn điều khiển xe và chỉ cố tình dắt xe qua chốt kiểm tra nồng độ cồn thì đây là hành vi nhằm đối phó với lực lượng chức năng, hoàn toàn có thể bị kiểm tra, xử phạt vi phạm nồng độ cồn. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng cho mình và những người điều khiển phương tiện cũng như người đi đường khác thì khi đã uống rượu, bia nên chủ động gọi taxi hoặc nhờ người không uống rượu, bia chở về.
Dắt xe máy khi uống rượu bia có bị thổi nồng độ cồn?
Một số người khi uống rượu bia đối phó với CSGT bằng cách xuống xe dắt bộ qua chốt tránh bị phạt nồng độ cồn. Nhưng dắt xe khi có nồng độ cồn có bị thổi phạt?
Dắt xe có bị thổi nồng độ cồn hay không là thắc mắc của nhiều người khi tham gia giao thông và dưới đây là một số thông tin giải đáp.
Dắt xe có bị thổi nồng độ cồn hay không là thắc mắc của nhiều người khi tham gia giao thông và dưới đây là một số thông tin giải đáp |
Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 thì mọi đối tượng khi sử dụng rượu, bia không được phép lái xe, kể cả xe đạp, nếu sử dụng sẽ bị xử phạt.
Tuy nhiên, nếu uống rượu bia xong không điều khiển xe về mà dắt bộ từ quán nhậu về thì sẽ không bị xử phạt. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, chỉ xử phạt đối với người đang điều khiển phương tiện.
Nếu dắt bộ xe mà không không ngồi lên xe để điều khiển thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ không có căn cứ để xử phạt. Do đó, nếu thuộc trường này thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp, nếu người điều khiển xe máy khi uống rượu bia gặp CSGT, sau đó xuống xe dắt bộ nhằm thực hiện hành vi đối phó với lực lượng chức năng thì có thể bị xử lý. Nếu CSGT có căn cứ chứng minh rằng trước đó người uống rượu bia điều khiển xe hoặc có camera ghi hình trước đó người uống rượu bia điều khiển xe, tới gần chốt của CSGT mới xuống dắt xe thì việc CSGT kiểm tra đo nồng độ cồn, xử phạt vi phạm là đúng với quy định.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện sau khi sử dụng rượu bia sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Được quy định tại Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Được quy định tại Điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Được quy định tại Điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và tạm giữ phương tiện vi phạm.